
Danh mục
Điện trở là gì ?
- Chất dẫn điện: Vật liệu cung cấp rất ít điện trở, nơi các electron có thể di chuyển dễ dàng. Ví dụ: bạc, đồng, vàng và nhôm.
- Chất cách điện: Vật liệu có điện trở cao và hạn chế dòng electron. Ví dụ: Cao su, giấy, thủy tinh, gỗ và nhựa.

Cấu tạo của Điện trở
Đây là một trong những loại điện trở phổ biến nhất, có giá rẻ và được sử dụng trong cách mạch điện. Cấu tạo điện trở carbon bao gồm chất tro (bột gốm) và than chì.
Trong đó, tỷ lệ than chì và gốm sẽ quyết định giá trị điện trở theo tỉ lệ nghịch. Có nghĩa là tỉ lệ này thấp thì giá trị điện trở sẽ tăng cao và ngược lại.
Hỗn hợp trên sẽ được tạo thành hình trụ, có 2 dây kim loại ở mỗi đầu để kết nối được với điện. Khối trụ này có lớp vỏ cách điện bên ngoài và có các vòng màu để ký hiệu giá trị.

Đơn vị của điện trở là gì ?
Tên đơn vị | Ký hiệu | Giá trị ohm (Ω) |
Giga Ohm | G Ω | 109 Ω |
Mega Ohm | M Ω | 106 Ω |
Kilo Ohm | K Ω | 103 Ω |
Milli Ohm | m Ω | 10 – 3 Ω |
Micro Ohm | μ Ω | 10 – 6 Ω |
Nano Ohm | n Ω | 10 – 9 Ω |
- 1KΩ = 1000 Ω
- 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω
Cách đọc trị số điện trở
Tiêu chuẩn quốc tế CEI 60757 năm 1983 quy định một bảng mã màu để tính giá trị của một điện trở (cũng áp dụng cho tụ, và một số linh kiện điện tử khác). Trong đó, màu sắc được quy ước thành các chữ số theo bảng sau:

Dựa vào bảng mã màu như hình trên chúng ta đọc giá trị điện trở theo bảng màu như sau:
Đen = 0, Nâu = 1; Đỏ = 2; Cam = 3, Vàng = 4; Lục = 5; Lam = 6; Tím = 7; Xám = 8; Trắng = 9; Hoàng Kim sai số 5%, Bạc sai số 10%
Hướng dẫn đọc điện trở loại 4 màu
- Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Ví dụ: Điện trở màu Luc, vàng, đỏ, ứng với chữ số là: 5,4,2. Hai chữ số đầu tiên tạo số 54. Chữ số thứ 3 (2) là lũy thừa của 10. Cách tính như sau: 54×10^2=5400Ω

Hướng dẫn đọc điện trở loại 5 màu
- Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Ví dụ: Một điện trở có các vạch màu đỏ, tím, luc, nâu, nâu, ứng với các chữ số là 2,7,5,1,1. Giá trị được tính như sau: 275×10^1±1%=2750Ω±1%
Nguồn sưu tầm.