Can nhiệt R hay can nhiệt loại R đây là dòng can nhiệt dùng đo nhiệt độ cao. Được sử dụng trong các ứng dụng có nhiệt độ đốt lên đến 1600 độ C. Trên thị trường chỉ vài dòng can nhiệt có thể đáp ứng được dãy đo này. Đó là dòng can nhiệt B, can nhiệt S và can nhiệt R. Hai dòng can S và can B phổ biến trong đo lường công nghiệp. Còn Can R có lẽ ít bạn tiếp xúc hơn. Hôm nay mình xin chia sẽ với các bạn về dòng Can nhiệt R .
Danh mục
Can nhiệt R là gì ? Thermocouple Type R
Cặp nhiệt điện loại R ( thành phần Platinum Rhodium -13% / Platinum): Loại R được sử dụng trong các ứng dụng nhiệt độ rất cao. Nó có tỷ lệ Rhodium cao hơn loại S, điều này làm cho nó đắt hơn. Type R rất giống với Type S về mặt hiệu suất. Nó đôi khi được sử dụng trong các ứng dụng nhiệt độ thấp hơn vì độ chính xác và độ ổn định cao. Loại R có công suất cao hơn một chút và độ ổn định được cải thiện hơn loại S.


Về lý thuyết can nhiệt R có thể đo đến 1600 độ C. Đáp ứng nhu cầu dùng trong các lò nung nhiệt độ cao. Thường dùng trong các ứng dụng như lò hơi, lò đốt rác, dùng đo nhiệt độ trong ngành luyện lim, xi măng.. Điềm khác biệt lớn nhất với can R và Can S đó là sự ổn định nhiệt độ và độ chính xác cao hơn.
Các thông số cần biết để sử dụng Can nhiệt R hoặc Can nhiệt S
Khi sử dụng cảm biến đo nhiệt độ Can nhiệt R. Chúng ta cần chú ý đến các thông số sau để chọn được dòng cảm biến phù hợp với các ứng dụng của mình.
- Chúng ta cần chiều dài cảm biến là bao nhiêu ?
- Đường kính cảm biến cần dùng là bao nhiêu ?
- Chiều dài cảm biến được chia thành hai phần, đó là phần kim loại và phần sứ. Phần sứ là phần tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ, còn phần kim loại là phần cố định phần sứ và thường đặt bên ngoài thành lò cần đo.
- Có dùng transmiiter nhiệt độ cho can nhiệt R hay không ? Can nhiệt R ngõ ra mặc định là mV trong trường hợp muốn dùng ngõ ra 4-20mA thì ta lắp thêm bộ chuyển tín hiệu.
- Có cần dùng kiểu nối ren hay dạng mặt bích ?


Thông số kỹ thuật can nhiệt R – Can nhiệt S
Công Ty Công Nghệ Đo Lường BFF là nhà phân phối các dòng can nhiệt R và can nhiệt S tại Việt Nam. Các bạn hãy xem các thông số kỹ thuật sau để hiểu hơn về thiết bị/
- Can nhiệt loại R và S
- Model : ASTCG
- Nhiệt độ đo của cảm biến R trong khoảng từ 0..1600 C. Đo chính xác nhất trong khoảng 250 độ đến 1600 C.
- Can nhiệt loại R chia 2 phần : Phần ống bảo vệ bằng Sứ và phần bảo vệ bằng inox
- Đối với ống bảo vệ bằng Inox chúng ta có thể tuỳ chọn các kích thước : 10mm, 12mm, 14mm, 16mm, 21mm.
- Đối với ống bảo vệ bằng sứ chúng ta chọn tương ứng với đường kính inox : 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm.
==> Chú ý ta cần phải chọn đường kính inox lớn hơn đường kính phần sứ. Và phần Inox là nằm bên ngoài bồn đốt.
- Sai số của cảm biến ta có thể chọn các chuẩn : Class 1, Class 2, Class Special ASTM E230, Class Standard ASTM E230.
- Nắp bảo vệ cảm biến IP67 kiểu DIN
- Kiểu đấu chân ngõ ra dạng 2 chân với kiểu lõi đơn, dạng 4 chân với cảm biến đôi.
- Có thể tuỳ chọn ngõ ra 4-20mA hay 4-20mA có Hart trong trường hợp cần thiết.
- Chiều dài phần inox có thể tuỳ chọn từ 50mm đến 1000mm
- Chiều dài phần sứ có thể tuỳ chọn từ 30mm đến 1000mm.
- Dòng ASTC-G có các chuẩn kết nối ren như: 3/8G, 1/2G, 3/4G, 1/2NPT, 1NPT..
- Thương hiệu : ASIT – Italy


Phân biệt cảm biến can nhiệt và cảm biến pt100 như thế nào ?
Nếu các bạn còn đang phân vân việc loại nào là cảm biến can nhiệt và loại nào là cảm biến pt100. Chúng có gì khác nhau thì mình sẽ trình bày rõ trong phần này:
- Khoảng nhiệt đo lường: như ở trên mình có trình bày thì với cảm biến pt100 ta chỉ có thể đo lường trong khoảng 0-500°C và muốn đo cao hơn ta sẽ sử dụng can nhiệt S, can nhiệt K, can nhiệt B, can nhiệt R,…
- Số lượng dây tín hiệu ra: với cảm biến nhiệt độ pt100 chúng ta thường sẽ có 3 dây tín hiệu ngõ ra hoặc 6 dây tín hiệu nếu đó là dạng pt100 đôi. Còn với các dòng cảm biến can nhiệt thì sẽ có mặc định là 2 dây tín hiệu.
- Vật liệu cấu thành cảm biến: với cảm biến pt100 thì luôn được cấu thành từ inox. Còn với cảm biến can nhiệt thì sẽ được cấu thành từ inox hoặc sứ tùy vào loại can nhiệt. Với các dòng can nhiệt dưới 1100°C thì sẽ được cấu tạo từ Inox và trên mức đó thì phải được bọc một ống sứ bên ngoài để đảm bảo an toàn.


- Giá thành của cảm biến: Các dòng cảm biến đo mức dạng pt100 sẽ luôn có giá thành thấp hơn các dòng cảm biến can nhiệt. Giá sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khoảng nhiệt cần đo. Vật liệu cảm biến, kích thước (chiều dài và đường kính que đo), hãng sản xuất,…
- Mức độ phổ biến: phần này thì chắc có lẽ ai cũng biết rồi đúng không nào. Với lợi thế khoảng nhiệt dưới 500°C thì cảm biến pt100 sẽ được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp hiện nay. Còn với đặc thù các khoảng nhiệt cao thì các dòng cảm biến can nhiệt chỉ được sử dụng trong một vài lĩnh vực nhất định nào đó.
Đó là một số thông tin mà mình chia sẽ các bạn về dòng cảm biến nhiệt độ can nhiệt loại R ( Thermocouple type R ). Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp nhiều can nhiệt khác như S, B, E, J, K.. các bạn cần báo giá xin hãy liện hệ với chúng tôi theo các thông tin sau:
Phones: 0989 825 950 Mr Quốc – Zalo : 0989 825 950
Email : Christian.Nguyen@Bff-tech.com
Công Ty TNHH Công Nghệ Đo Lường BFF